Công trình công nghiệp có tên tiếng anh là “Industrial buildings”. Là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất công nghiệp, nằm trong các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp. Vậy khái niệm như thế nào? Được phân loại ra sao?. Bài viết này sẽ trả lời chi tiết, hãy cùng theo dõi nhé.
Khái niệm công trình công nghiệp
Khái niệm được quy định tại Mục 2 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2012/BXD do Bộ Xây dựng ban hành.

Công trình công nghiệp là nơi diễn ra các quá trình sản xuất công nghiệp và phục vụ sản xuất. Nằm trong các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp. Bao gồm có nhà xưởng sản xuất, công trình phục vụ sản xuất (y tế, ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí, học tập,…). Và các công trình kỹ thuật như là điện, cấp thoát nước, thông gió, xử lý chất thải, phòng cháy chữa cháy.
Phân loại và phân cấp công trình công nghiệp
Phân loại
Được phân loại theo ngành sản xuất, bao gồm các ngành sau:
– Công trình khai thác than, quặng.

– Công trình sản xuất công nghiệp nặng.
– Công trình sản xuất công nghiệp nhẹ.
– Công trình chế biến thủy sản.

– Công trình khai thác và chế biến dầu khí.
– Công trình sản xuất vật liệu xây dựng.
Phân cấp
Được chia thành năm cấp, bao gồm có cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV.
Tầm quan trọng của công trình được xác định trên cơ sở mức độ ảnh hưởng của công trình đó đến con người, tài sản hay cộng đồng khi có sự cố. Hoặc dựa vào ảnh hưởng của công trình đó đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội trong phạm vi lãnh thổ nhất định.

Căn cứ để xác định cấp công trình công nghiệp
Theo từng loại công trình khác nhau thì cấp công trình sẽ được xác định dựa vào tầm quan trọng, quy mô, yêu cầu kỹ thuật, mức độ an toàn cho người và tài sản trong công trình đó,…Cụ thể dựa vào:
– Mức độ an toàn cho người và tài sản
Dù là công trình nào cũng vậy, mức độ an toàn đối với người và tài sản luôn là trên hết. Bởi vì, các công trình này được tạo ra để có thể phục vụ cho con người. Và đặc biệt là các công trình này được tạo ra bằng chính tài sản của con người. Do đó, phải thật sự đảm bảo được an toàn cho người và tài sản.

– Độ bền
Độ bền và tuổi thọ công trình trong suốt thời hạn sử dụng có thể chịu đựng được mọi tác động bất lợi của các tác nhân như khí hậu, tác động lý học, hoá học và sinh học.
Tạo ra để nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất của con người, tạo ra giá trị kinh tế. Vậy nên, công trình có độ bền càng cao, tuổi thọ càng lớn thì giá trị kinh tế càng to
Xem thêm: Công trình hạ tầng kỹ thuật là gì ?
– Độ an toàn khi có cháy
Hỏa hoạn là hiểm họa rất dễ xảy ra trong cuộc sống nó là điều khó tránh khỏi. Các công trình công nghiệp lại được tạo ra bằng cả mồ hôi, xương máu và tiền bạc của con người. Vì vậy, để tiết kiệm cho nền kinh tế quốc gia và bảo vệ công sức lao động của con người thì các công trình này được xây dựng lên phải chịu được lửa trong một giới hạn nhất định.
Bài viết liên quan
Cách xử lý trần nhà bị thấm nước đơn giản nhất
Dù cho ngôi nhà của bạn được xây dựng với chi phí cao nhưng theo
Th3
Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk năm 2022
Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk năm 2022 được cập nhật mới nhất bởi
Th2
Doanh thu bao nhiêu sẽ phải nộp thuế
Doanh thu bao nhiêu sẽ phải nộp thuế? Cá nhân sẽ phải nộp thuế thu
Th7
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được tính như thế nào?
Đất phi nông nghiệp là đất gì? Có phải đóng thuế cho đất phi nông
Th7
Biện pháp phòng ngừa cháy nổ ở chung cư
Các biện pháp phòng cháy nổ chung cư Các đơn giản nhất là luôn niêm
Th7
Luật nhà ở năm 2020
(Các nội dung dưới đây được áp dụng cho các loại nhà ở như chung
Th7